Inox hay còn gọi là thép không gỉ được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống của chúng ta. Inox giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng trong nhà và ngoài trời.
Tuy nhiên, vì tính dẻo mà Inox đòi hỏi các phương pháp gia công cắt gọt kim loại riêng. Để có thể chọn được loại Inox phù hợp nhu cầu công việc, hãy cùng Lasercut tìm hiểu hai loại Inox phổ biến hiện nay và các phương pháp gia công Inox theo yêu cầu hiệu quả qua bài viết bên dưới.
1. Phân biệt Inox 304 và Inox 316
Thép không gỉ còn được gọi là “thép Inox,” là một hợp kim có hàm lượng Crom của ít nhất 10,5%. Thép không rỉ thường được sử dụng trong các ứng dụng đúc để tạo các bộ phận cho các tòa nhà, làm nổi bật tính thẩm mỹ, đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc, và chống lại quá trình Oxy hóa do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thép không gỉ cũng được phân loại tthành phần hợp kim trong cấu trúc tinh thể của các nguyên tử hoặc phân tử của nó. Thép Austenitic được biết đến với thành phần của nó là 18% Cr và 8% Niken; chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thép không gỉ toàn thế giới. Superaustenitic là một biến thể của thép không gỉ nhưng với hàm lượng Molypden, Nitơ, và Nickel cao hơn để đảm bảo sức chống chọi, chống ăn mòn và chịu lực tốt hơn. Inox 304 là thép không gỉ Austenitic, trong khi Inox 316 là thép không gỉ Super Austenitic.
Inox 304
Inox 304 là loại thép không gỉ linh hoạt và đa dạng. Nó phục vụ nhiều công trình công nghiệp, ứng dụng kiến trúc, người tiêu dùng, và giao thông vận tải. Nó có khả năng chống ăn mòn tốt nhưng xỉn theo thời gian. Thành phần 304 cung cấp một lợi thế cấu trúc tốt hơn và bền hơn so với các lớp khác bằng thép không gỉ. Đây là loại thép không gỉ được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Inox 316
Inox 316 có Molypden thêm vào thành phần hợp kim của nó trong quá trình sản xuất. Molybdenum giúp Inox 316 chống ăn mòn tốt hơn Inox 304. Đây là một lợi thế cho Inox 316 trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như nước muối, muối làm tan băng, hóa chất. Trong phòng thí nghiệm, Inox 316 đã kháng Axit, Bromua, và Iodides ở nhiệt độ cao vượt trội.
Rất khó để biết sự khác biệt giữa Inox 304 và Inox 316 đơn giản bằng cách nhìn nhìn bằng mắt thường
Thật khó để biết sự khác biệt giữa Inox 304 và Inox 316 nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Cả hai đều có khả năng đánh bóng, mạ crôm, hạt mịn, màu đẹp, nhưng chi phí sản xuất Inox 316 cao hơn do tính chất hóa học và yêu cầu sản xuất khắt khe hơn Inox 304.
2. Phương pháp gia công Inox hiệu quả
Phương pháp 1 – Phương pháp sử dụng cưa cắt
Một công cụ cầm tay nhỏ được gọi là cưa cắt cũng sẽ được sử dụng để cắt tấm Inox. Nhiều người thích sử dụng cưa cắt bằng khí nén, bởi vì có lực thêm vào thông qua áp suất không khí. Khi làm việc với máy cưa này, điều quan trọng là phải dùng tấm chắn mặt đầy đủ, vì các mảnh kim loại nhỏ có thể bay ra rất nhiều. Gia công kim loại bằng phương pháp này sẽ chậm, mất nhiều thời gian.
Phương pháp 2 – Phương pháp Plasma
Khi nói đến việc cắt tấm inox, máy cắt Plasma là công cụ nổi bật tạo ra vết cắt mượt mà hơn máy cưa vòng hoặc cắt cưa. Máy gia công cắt Plasma CNC sử dụng một chùm năng lượng cực mạnh để cắt qua các miếng inox mà không gặp nhiều vấn đề. Song, độ chính xác thấp hơn Laser khiến vết cắt không được hoàn hảo bằng.
Phương pháp 3 – Phương pháp Laser
Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay và cho chất lượng hoàn hảo nhất. Phương pháp này sử dụng chùm tia Laser cực nhỏ để gia công Inox. Cho độ chính xác đến 99%, mép cắt không bị biến dạng nên sau khi cắt gần như không phải xử lý lại.
3. Phương pháp Laser gia công Inox hiệu quả nhất
Phương pháp cắt kim loại bằng Laser là phương pháp gia công kim loại tấm tiên tiết nhất hiện nay. Cắt Laser đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp bởi các đặc tính vượt trội của nó. Công nghệ này tạo ra chùm tia ánh sáng gần vùng hồng ngoại rất hẹp và mãnh liệt theo một định hướng duy nhất để tạo ra năng lượng rất lớn đủ để gia công inox, nhôm, đồng… và các vật liệu khác như nhựa, gỗ, kính…
Ưu điểm của cắt kim loại bằng Laser:
Quá trình cắt không tiếp xúc: có thể cắt theo các hướng khác nhau, cắt theo đường thẳng hay đường cong bất kỳ.
Khi áp dụng phương pháp cắt Laser kim loại, do không có các tác dụng cơ học nên tồn tại rất ít ảnh hưởng của biến dạng trong quá trình cắt và sau khi cắt. Vùng ảnh hưởng nhiệt nhỏ, biến dạng nhiệt ít, rãnh cắt hẹp, sắc cạnh, độ chính xác cao. Mép cắt sạch đẹp, không cần các bước gia công phụ thêm. Cho năng suất cao, có thể tăng năng suất khi sử dụng các máy cắt Laser CNC
Phương pháp này không gây ồn, điều kiện lao động tốt. Ngoài ra điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện rất nhiều do lượng bụi ít hơn so với các phương pháp gia công cơ khí. Chiều dày cắt hạn chế trong khoảng 25mm (phụ thuộc vào công suất của nguồn Laser cũng như loại vật liệu cắt).
Nhìn chung, Laser là giải pháp hoàn hảo cho khách hàng khi muốn gia công nhôm, gia công Inox hay bất kì kim loại và các vật liệu khác hoàn toàn đáng tin cậy. Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi cắt kim loại bằng Laser, mà vẫn giữ được an toàn khi gia công và đảm bảo chi phí thì bạn nên lựa chọn một đơn vị gia công uy tín với chuyên môn cao.